2024-12-20T14:03:17+07:00 2024-12-20T14:03:17+07:00 https:///tieng-nghe-cua-toi/ngat-nguong-hay-ngat-nguong-1833.html https:///uploads/news/2024_12/ngat-nguong-hay-ngat-nguong.jpg

1. Ngất ngưỡng hay ngất ngưởng đúng chính tả?
Trên thực tế, từ ngất ngưởng được dùng rất phổ biến trên báo chí, nếu đọc thường xuyên bạn đọc sẽ thấy những bài viết sau:
Như đề cập ở trên, trường hợp này viết ngất ngưởng - viết dấu hỏi mới đúng chính tả. Còn viết ngất ngưỡng là sai, do nhầm lẫn dấu hỏi/dấu ngã trong tiếng Việt như trường hợp mát mẻ hay mát mẽ mà chúng tôi đề cập trước đó.
-
Ngại đặt thức ăn mang về vì phí giao hàng cao ngất ngưởng
-
Cáp treo núi Bà Đen lãi cao ngất ngưởng
-
Chi phí sửa màn hình iPhone X cao ngất ngưởng
-
Tại sao iPhone 8 sẽ có giá 'cao ngất ngưởng'
-
Môi giới đất nền được chào hoa hồng ngất ngưởng
2. Ngất ngưởng là gì?
Ngất ngưỡng là tính từ có 2 nghĩa như sau:
-
Nghĩa thứ nhất chỉ "ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã (thường do say quá)". Ví dụ: say rượu, bước đi ngất ngưởng. Lúc này, ngất ngưởng đồng nghĩa với ngất ngư.
-
Nghĩa thứ hai chỉ "quá cao và gây cảm giác không vững, dễ đổ". Ví dụ: đứa trẻ ngồi ngất ngưởng trên mình trâu. Lúc này ngất ngưởng đồng nghĩa với chất ngất, ngất nghểu
3. Ngật ngưỡng hay ngật ngưởng?
Từ ngật ngưỡng đồng nghĩa với khật khưỡng.
Như vậy, chúng ta cần viết ngất ngưởng - dấu hỏi, và viết ngật ngưỡng dấu ngã nha. Nếu còn thắc mắc khác bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết này nhé!
Với trường hợp này thì viết ngật ngưỡng mới chính xác. Cụ thể, ngật ngưỡng là tính từ "gợi tả dáng đi, nghiêng ngả như chực ngã, chực đổ". Ví dụ: say ngật ngưỡng, bước đi ngật ngưỡng,...
Viết bởi Nghengu.vn